
EchoLeak và nguy cơ tiềm ẩn từ trí tuệ nhân tạo
Chuyên gia Google Võ Tự Đức: Để không trở thành nạn nhân, nô lệ của AIĐỌC NGAY
Trong khi các ứng dụng AI ngày càng phổ biến từ trợ lý ảo như Copilot, chatbot trong ngân hàng, giáo dục, đến các nền tảng AI viết nội dung, xử lý email thì hầu hết người dân không hề được cảnh báo về cách dữ liệu của mình được xử lý và lưu trữ ra sao.
Việc "trò chuyện" với một hệ thống AI giờ không chỉ là gửi vài câu hỏi cho tiện lợi, mà còn có thể vô tình tiết lộ vị trí, thói quen, cảm xúc, hay thậm chí thông tin tài khoản.
Tại Việt Nam, nhiều người đã quen với việc sử dụng AI trên điện thoại, máy tính mà không có kiến thức cơ bản về an toàn số. Không ít người chia sẻ thông tin riêng tư với AI vì tin rằng "nó chỉ là máy". Nhưng thực tế, phía sau đó là một hệ thống có thể ghi nhận, học hỏi và truyền tải dữ liệu sang nơi khác, nhất là khi nền tảng AI đến từ bên thứ ba và chưa được kiểm định rõ ràng về bảo mật.
Để hạn chế rủi ro, người dùng không nhất thiết phải từ bỏ công nghệ, nhưng cần có ý thức rõ ràng hơn: nên kiểm tra kỹ ứng dụng AI mình đang dùng có nguồn gốc đáng tin cậy không, dữ liệu có được mã hóa, và đặc biệt là đừng chia sẻ thông tin nhạy cảm như số CMND, tài khoản ngân hàng, thông tin sức khỏe… với bất kỳ hệ thống AI nào nếu chưa được cảnh báo rõ ràng.
Giống như khi internet mới ra đời, AI cũng cần thời gian để hoàn thiện và trong thời gian đó, người dùng nên là người chủ động bảo vệ mình trước tiên.
Có khi nào bạn chia sẻ quá nhiều với AI?
Khi gõ dòng lệnh “viết lại giúp tôi báo cáo này nhưng nhẹ nhàng hơn” hay “tóm tắt nội dung cuộc họp hôm qua”, nhiều người không nghĩ rằng mọi thông tin mình nhập vào kể cả những chi tiết nội bộ, cảm xúc cá nhân hay thói quen công việc đều có thể bị AI ghi lại. Chúng ta dần quen với việc trò chuyện cùng công cụ thông minh mà quên mất ranh giới giữa tiện lợi và riêng tư.
