
Khách trải nghiệm cuộc phiêu lưu VR "Tam thể" ở Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày 22-9-2024 - Ảnh: Xinhua
Những chuyến thám hiểm nhập vai, hay còn gọi là Trưng bày mộc bản triều Nguyễn bằng công nghệ 360 VRĐỌC NGAY
Với những khoảnh khắc như vậy, chuyến tham quan trải nghiệm thực tế ảo kéo dài 40 phút khiến du khách quên rằng họ thực chất chỉ đang đi dạo qua một hội trường triển lãm rộng 400m2 tại Khu nghệ thuật 798 của Bắc Kinh.
Tại thành phố Thành Đô, một cơ sở VR tái hiện các cảnh mang tính biểu tượng dựa trên tác phẩm khoa học viễn tưởng Tam thể (Three Bodies) của tác giả Lưu Từ Hân (Liu Cixin). Kể từ khi ra mắt vào tháng 9-2024, cơ sở này đã trở nên phổ biến đối với những người yêu thích khoa học viễn tưởng trong và ngoài nước.
Thượng Hải cũng là nơi có những VR LBE thành công như "Chân trời Khufu", giúp du khách khám phá kim tự tháp mang tính biểu tượng, trong đó có những khu vực chưa bao giờ mở cửa cho công chúng.
Chuyến du lịch Khufu, do Công ty Excurio (Pháp) phát triển, đã đón hơn 300.000 lượt khách tham quan kể từ khi thâm nhập thị trường Trung Quốc vào năm 2023. Gần đây, chuyến du lịch này đã đến với Thâm Quyến, đánh dấu điểm dừng chân thứ 4 tại Trung Quốc.
Ông Lou Yanxin, nhà sáng lập Sandman Studios - công ty phát triển du lịch trải nghiệm thực tế ảo cung điện Potala, cho biết điểm mạnh của công nghệ VR là đưa người dùng đến những nơi khó tiếp cận trong thực tế, chẳng hạn như không gian vũ trụ và biển sâu.
Có những người không thể đến cung điện Potala vì lý do sức khỏe. Ở các điểm tham quan vẫn có những khu vực không được tiếp cận, hoặc một số bức tranh tường không thể được chiêm ngưỡng ở khoảng cách gần. Nhưng VR đã giúp phá vỡ những giới hạn này.
Chỉ với giá từ 100 - 200 nhân dân tệ (khoảng 14 - 27 USD), các chuyến tham quan VR này cũng đem lại một giải pháp tiết kiệm cho những người đam mê du lịch, cho phép họ trải nghiệm công nghệ mà không cần phải đầu tư vào tai nghe VR đắt tiền.
Theo số liệu chính thức, năm 2024, Trung Quốc đã ghi nhận tổng cộng 5,6 tỉ chuyến du lịch trong nước, tăng 14,8% so với năm trước.
"Cơn sốt" du lịch được cho là đã tạo ra nhu cầu ngày càng tăng đối với các trải nghiệm giải trí sáng tạo, thúc đẩy ngành "công nghiệp không khói" này áp dụng các công nghệ mới như VR và trí tuệ nhân tạo.
